Banner

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi về chủ đề: Làm thế nào để có được những đoạn cinematic video, đậm chất điện ảnh chỉ bằng chiếc iPhone bạn đang cầm trên tay, hoặc với bất kỳ một smartphone nào khác. Tại sao lại là smartphone? Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở nên quá phổ biến. Hầu như bất cứ ai trong chúng ta cũng sở hữu trong ta. Chắc hẳn, chúng ta cũng từng chụp ảnh, quay video rất nhiều với nó. Nó quá nhỏ gọn, luôn được mang theo người nên chúng ta có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Thậm chí, những chiếc smartphone đời mới còn được trang bị camera khủng, độ phân giải cực cao. Nhưng mọi người thường quay phim bằng camera smartphone như là nó chỉ là một chiếc điện thoại. Bây giờ hãy đặt địa vị mình là một người quay phim, chúng ta sẽ khai thác nó để có được những video footage chất lượng nhất có thể.

Trước tiên, các bạn hãy xem thử 2 đoạn video sau. Đây là phiên bản đa số chúng ta thường làm với chiếc điện thoại của mình:

Còn đây là phiên bản chúng ta biến chiếc điện thoại trở thành một camera quay phim thực thụ:

Sau khi xem xong 2 phiên bản trên, các bạn có cảm nhận gì không? Cả 2 cùng được quay tại một đia điểm, không gian tương tự, thời gian tương tự. Nội dung video cũng đề kể về một buổi chiều ở bờ biển và các hoạt động vui chơi của mọi người với một cô bé ngồi nghịch cát và một nhóm thanh niên đá bóng trên bãi biển. Vậy sự khác biệt đến từ đâu? Sau đây là 5 cách để các bạn có những thước phim cinematic chỉ bằng chiếc smartphone của mình.

1. Đa dạng các góc máy, các cỡ cảnh:

Điều đầu tiên, hãy quay đa dạng các góc máy, thêm nhiều cảnh b-roll chứ đừng chỉ tập trung vào quay chủ thể và các cảnh chính.

Thông thường mọi người khi quay phim bằng điện thoại sẽ giơ chiếc điện thoại của mình trước mặt như thế này. Điều đó sẽ làm hạn chế các góc quay và cảnh quay, làm video trở nên nhàm chán. Thay vào đó, hãy cầm điện thoại ở nhiều tư thế hơn, nhiều góc máy hơn, từ toàn cảnh cho tới trung cảnh, cận cảnh,… Cùng với đó, bổ sung thêm nhiều cảnh trám, cảnh phụ để video sinh động và có các đoạn nối, chuyển cảnh mượt mà hơn.

Để hiểu rõ hơn về toàn, trung, cận, b-roll và các động tác máy các bạn có thể xem thêm các video nằm tron serie Xách máy lên quay kênh Học Làm Phim đã chia sẻ. Đây cũng là serie hướng dẫn quay phim cơ bản từ lý thuyết cho đến thực hành, dành cho các bạn muốn tìm hiểu về quay phim một cách đầy đủ nhất dù cho bạn sử dụng bất cứ camera nào để quay phim, kể cả smartphone.

[elfsight_youtube_gallery id=”1″]

2. Sử dụng các app quay phim để dễ dàng điều chỉnh các thông số khi quay:

Tiếp theo, các bạn có để ý ánh sáng giữa 2 video trên là khác nhau không? Ở video thứ 2, mình đã dùng ứng dụng Filmic Pro để quay, và mình có thể điều chỉnh được các thông số tốc độ, ISO phù hợp để có chất lượng hình ảnh tốt nhất. Vậy lưu ý số 2 là hãy sử dụng app quay phim từ bên thứ 3 thay vì ứng dụng quay video có sẵn trong điện thoại của bạn. Bạn có thể sử dụng bất cứ ứng dụng nào cho phép bạn điều chỉnh các thông số thủ công. Từ đó chúng ta có thể hoàn toàn làm chủ chiếc camera của mình thay vì để nó hoàn toàn tự động với ứng dụng gốc từ nhà sản xuất. Mình dùng iPhone và mình khá hài lòng với FilmicPro. Kênh Học Làm Phim cũng sẽ có những bài viết, video hướng dẫn chi tiết cách sử dụng các app quay phim trên điện thoại trong thời gian tới.

3. Hãy quay thêm nhiều cảnh xóa phông hơn:

Các video đậm tính cinematic thường có rất nhiều cảnh xóa phông mù mịt, chủ thể được làm nổi bật rõ rệt, background mờ ảo phía sau tạo nên những shot quay rất lung linh. Bởi vậy, để video trở nên cinematic hơn, các bạn hãy quay thêm nhiều cảnh xóa phông hơn. Camera trên điện thoại có một nhược điểm là khẩu độ không thể mở lớn được, nên việc xóa phông cũng trở nên rất hạn chế. Chúng ta chỉ có thể quay những cảnh cận hoặc đặc tả, đưa sát điện thoại vào chủ thể để tạo nên hiệu ứng xóa phông.

4. Chỉnh sửa màu sắc cho video:

Màu sắc cũng là yếu tố giúp “nâng cấp” video của bạn lên một level cinematic hơn rất nhiều. Bởi vậy, các bạn hãy tìm hiểu về các công cụ chỉnh sửa màu sắc video mà sử dụng nó để “phủ” một lớp màu lên video của bạn.

Adobe Premiere là phần mềm dựng phim, dựng video thông dụng nhất hiện nay. Các bạn cũng có thể dễ dàng thêm các LUTs màu có sẵn vào video của bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

5. Biên tập nhạc chỉn chu để có được đoạn video sống động

Song song với hình ảnh, âm thanh cũng là yếu tố quan trọng làm nên chất lượng cho đoạn video của bạn. Thông thường với các video phong cách du lịch, cuộc sống không có lời thoại, mình thường sẽ sử dụng một đoạn nhạc phù hợp làm nhạc nền xuyên suốt cho video. Cùng với đó, chúng ta sẽ chèn thêm nhiều âm thanh hiệu ứng, các tiếng động như tiếng sóng biển, tiếng sút bóng, tiếng người cười nói để góp phần làm cho video trở nên phong phú về âm điệu hơn.

6. Thay đổi tỷ lệ khung hình

Các ban có để ý những phim chiếu rạp thường có tỷ lệ khung hình độ rộng lớn hơn chiều cao rất nhiều. Bởi thay vì tỷ lệ khung hình 16:9 phổ biến như các video trên internet và truyền hình, tỷ lệ khung hình phim chiếu rạp là: 1,85:1 hoặc 2,39:1. Để làm video trở nên cinematic hơn, chúng ta cũng có thể áp dụng việc thay đổi tỷ lệ khung hình bằng cách thêm 2 thanh black bar (thanh màu đen) vào phía trên và dưới video.

Tỷ lệ khung hình phổ biến

Tỷ lệ khung hình phổ biến

Nhưng có một lưu ý, các bạn cần xác định rõ tỷ lệ khung hình trước khi bắt đầu quay, để từ đó căn khung hình sao cho việc chúng ta cắt bớt 1 khoảng ở trên và dưới sẽ không làm thay đổi bố cục, nội dung video.

7. Sử dụng các phụ kiện hỗ trợ 

Nếu có điều kiện, chúng ta cũng có thể trang bị thêm một số phụ kiện hỗ trợ cho chiếc điện thoại của mình để có thể quay được những đoạn video chất lượng tốt hơn.

Gimbal chống rung cho điện thoại smartphone cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp đoạn video của chúng ta trở nên mượt mà, ít bị rung lắc hơn, chuyên nghiệp hơn.

Gimbal chống rung cho điện thoại

Gimbal chống rung cho điện thoại

Lens gắn trên smartphone cũng là một phụ kiện được nhiều người làm phim trên điện thoại sử dụng. Các lens góc rộng (wide) giúp mở rộng góc nhìn cho camera điện thoại, chúng ta sẽ có được những cảnh toàn rộng lớn hơn. Các lens macro cũng giúp những cảnh quay xóa phông hiệu quả hơn nhờ việc chủ thể được làm rõ và lấy chi tiết.

Bộ lens kit dành cho smartphone

Bộ lens kit dành cho smartphone

Bonus: Ngoài 7 mẹo trên, các bạn hãy sử dụng nhiều cảnh slow motion (chuyển động chậm rãi) để thêm “gia vị” cho món ăn cinematic video. Nhiều điện thoại hiện đã có thể quay video lên tới 120 fps, 240 fps, thậm chí là 960 fps. Sau khi quay video ở fps cao, chúng ta dựng video với tốc độ khung hình ở mức 24, 25 hoặc 30 fps là có thể giảm tốc độ đoạn video quay ở 120 fps tới 4 lần, tạo nên những đoạn phim chậm rãi và nhẹ nhàng.